Ở mỗi quốc gia đều mang cho mình những nét văn hóa và đặc sắc riêng. Nhưng đâu đó vẫn có một vài điểm giống nhau giữa các quốc gia phương Đông. Ngày càng nhiều công ty đầu tư vào thị trường Việt Nam, và có rất nhiều bạn trẻ đến du học và làm việc tại đất nước Hàn Quốc. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia cũng vô cùng thân thiết. Vậy các bạn đã bao giờ tự hỏi hai quốc gia này có những nét tương đồng gì trong văn hóa chưa? Hôm nay, hãy cùng KORIN tìm ra những điểm tương đồng về văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc đó nhé!
Văn hóa ăn uống
Trong các bữa ăn của người Việt Nam, cơm được cho là món ăn chính. Hàn Quốc cũng vậy, với thực đơn chính trong bữa ăn là cơm và các món ăn kèm như rau, thịt, cá,…
Khi dùng bữa, người Hàn và người Việt đều dùng bữa cơm với các thành viên trong gia đình. Và trong lúc dùng bữa các thành viên nhỏ tuổi trong gia đình phải đợi người lớn tuổi nhất dùng trước rồi mới đến lượt mình.
Nét tương đồng trong văn hóa ăn uống giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơm là món chính
Văn chương – Chữ Viết
Trong quá khứ, hai dân tộc đều bị nhà Hán đô hộ từ những năm trước công nguyên và chữ Hán đã được du nhập. Từ đó, theo suốt chiều dài của lịch sử, chữ Hán được sử dụng rất phổ biến và được coi là văn tự chính thức của nhà nước phong kiến hai nước. Nho sĩ hai nước Việt – Hàn thời phong kiến sử dụng chữ Hán rất thành thạo, có thể nói không thua kém gì nho sĩ Trung Quốc. Khi gặp nhau, tuy không thể nói chuyện bằng lời nhưng họ có thể dùng bút đàm luận mọi vấn đề, từ văn chương học thuật đến chính trị, xã hội…
Về mặt ngôn ngữ hiện nay, nước ta cũng dùng rất nhiều từ ngữ có gốc Hán, hay còn gọi là từ Hán Việt, Hàn Quốc cũng giống hệt như vậy. Họ dùng những từ gốc Hán (từ vựng Hán Hàn) trong đời sống hàng ngày.
Chữ Hán
Văn hóa hôn nhân
Vào các thế kỷ đầu, cả hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc đều chịu sự ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Quốc. Chính vì vậy, về phong tục hôn nhân, cưới hỏi của 2 quốc gia đều có nét tương đồng trong phong tục này. Phong tục cưới hỏi thời xưa được tổ chức khá cầu kỳ và phức tạp.
Ngày nay, phong tục hôn nhân được tổ chức đơn giản hơn tại cả 2 quốc gia. Cả nhà gái và nhà trai sẽ tổ chức một buổi lễ cưới ở tại 1 nhà hàng, khách sạn,… để mời những người họ hàng, bạn bè thân thiết đến chung vui với gia đình. Việc cưới hỏi của 2 người quốc tịch khác nhau không còn bị kỳ thị như ngày xưa nữa. Bằng chứng là một số cặp vợ chồng hiện nay là cặp đôi Việt – Hàn sống với nhau rất hạnh phúc.
Phong tục thờ cúng tổ tiên
Đây cũng chính là một nét đặc biệt mà chỉ có trong văn hóa của người Á Đông. Trong mỗi gia đình của người Hàn Quốc cũng như Việt Nam đều có bàn thờ được dành riêng để thờ cúng tổ tiên và những người thân đã mất. Một phần là để ghi nhớ đến những người đã khuất cũng như một phần là để xin sự phù hộ của các cụ.
Văn hóa lễ Tết
Việt Nam và Hàn Quốc đều sử dụng 2 loại lịch: lịch âm và lịch dương. Vì thế có rất nhiều điểm tương đồng trong những ngày lễ Tết:
- Tết Nguyên đán
- Tết Đoan Ngọ
- Lễ Phật Đản
- Tết Trung Thu
- Tết ông Công, ông Táo
Phong tục tang ma
Phong tục tang ma ở Việt Nam và Hàn Quốc rất giống nhau. Việt Nam và Hàn Quốc có niềm thương xót tận đáy lòng về người thân của mình khi mất. Để bày tỏ lòng tiếc thương, họ thường đọc các bài điếu văn, bài phú để bày tỏ công lao người đã mất.
Cả người Việt Nam và Hàn Quốc rất quan tâm đến việc chọn nơi chôn cất người đã khuất. Việc chọn nơi chôn cất tốt, hợp phong thủy sẽ là điều phúc cho con cháu sau này.
Nhờ việc trao đổi qua lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà sự trao đổi qua lại giữa hai nền văn hóa được diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nét tương đồng về văn hoá giữa hai nước.